Top 5 ứng dụng công nghệ điện toán đám mây phổ biến

Hiện nay việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong doanh nghiệp đang là đề tài phổ biến được nhiều người quan tâm. Cơ sở hạ tầng dựa trên công nghệ điện toán đám mây giúp lưu trữ dữ liệu đơn giản và tuyệt đối bảo mật. Đối tượng để ứng dụng công nghệ điện toán đám mây vô cùng rộng, từ các doanh nghiệp lớn nhỏ đến các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới. Cùng tìm hiểu về công nghệ này ngay tại đây nhé!

Hiểu về công nghệ điện toán đám mây

Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây có tên tiếng Anh là Cloud Computing cung cấp công nghệ, tài nguyên thông qua liên kết với Internet. Người dùng sẽ được tiếp cận với lượng tài nguyên công nghệ, năng lượng điện toán, lưu trữ cơ sở dữ liệu từ những đơn vị cung cấp dịch vụ đám mây.

ứng dụng công nghệ điện toán đám mây phổ biến

Có thể nói điện toán đám mây đang trở nên phổ biến và rất được ưu chuộng. Chẳng hạn các ứng dụng web như Gmail, Google Calendar, Hotmail, Google Docs, Google sheet,…Chúng đều ứng dụng công nghệ điện toán đám mây bởi người dùng đã được truy cập vào máy chủ đồ sộ thống nhất trên Internet khi kết nối với những dịch vụ đó. 

Máy chủ đám mây là gì?

Lịch sử điện toán đám mây

Điện toán đám mây được hình thành từ một ý tưởng “mạng máy tính giữa các thiên hà” của JCR Licklider, người tạo điều kiện cho sự phát triển của ARPANET vào năm 1969.

Tầm nhìn của ông đã cho phép toàn cầu kết nối với nhau, các chương trình truy cập và dữ liệu ở trang web nào, từ bất cứ nơi đâu. Các chuyên gia đã đề xuất ý tưởng tính toán công nghệ này như một tiện ích công cộng và tương tự các văn phòng dịch vụ như những năm sáu mươi.

Kể từ đó, điện toán đám mây đã phát triển cùng một số ngành như web 2.0. Tuy nhiên, kể từ khi có Internet với băng thông kết nối được tăng lên đáng kể ở những năm 1990, điện toán đám mây cho công chúng được ví như là một thành tựu phát triển. 

Lý do doanh nghiệp nên ứng dụng công nghệ điện toán đám mây?

Trước đây, các công ty tập đoàn lớn thường cài đặt các ứng dụng hay phần mềm trên máy chủ vật lý của họ. Bạn hãy thử tưởng tượng, mỗi một công ty cần một hệ thống máy chủ. Vậy khi số lượng công ty càng nhiều thì số lượng máy chủ càn tăng cao. Vấn đề này không những gây tốn kém cho rất nhiều doanh nghiệp và còn gây ảnh hưởng đến tài nguyên chung. Công nghệ điện toán đám mây ra đời giúp doanh nghiệp giảm tải các chi phí phát sinh từ hệ thống, chúng như một mạng lưới vô tận.

Hiện đã có rất nhiều doanh nghiệp đăng tải ứng dụng của họ lên Internet và được thêm nhiều tính năng mới thông qua trình duyệt web. Gần đây nhất là sự xuất hiện của hệ điều hành với giao diện đầy đủ ngay trên trình duyệt web có tên gọi là Chrome OS. Sớm thôi, khi công nghệ điện toán đám mây phát triển mạnh mẽ, bạn có thể kết nối tới bất kỳ ứng dụng nào chỉ với trình duyệt web trên PC.

Điện toán đám mây tại Việt Nam – Thị trường tiềm năng bậc nhất 10 năm tới

5 ứng dụng công nghệ điện toán đám mây được các doanh nghiệp sử dụng

Để hiểu rõ hơn về ứng dụng thực tế của công nghệ điện toán đám mây này, mời bạn đọc tham khảo một số thông tin về 5 ứng dụng của mô hình này mà hầu như ai cũng cần phải dùng đến. 

  • Cơ sở dữ liệu đám mây
  • Dịch vụ website an toàn 
  • Khôi phục và sao lưu nhanh chóng
  • Ứng dụng quản trị doanh nghiệp 
  • Lưu trữ và chia sẻ dữ liệu hiệu quả. 

5 ứng dụng công nghệ điện toán đám mây được các doanh nghiệp sử dụng

Cloud database (Cơ sở dữ liệu đám mây)

Nếu doanh nghiệp bạn hạn chế ngân sách hoặc đang muốn tiết kiệm chi phí đầu tư công nghệ cũng như không có đội ngũ vận hành chuyên môn kỹ thuật cao. Nhưng cần sử dụng đến khối lượng lớn dữ liệu thì việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây là lựa chọn sáng suốt. Phương án này giúp bạn giải quyết tối ưu vấn đề của doanh nghiệp đang gặp phải. 

Cơ sở dữ liệu được lưu trữ bằng công nghệ điện toán đám mây hoạt động rất mạnh mẽ để doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí mua máy chủ vật lý lưu trữ và vận hành. Ngoài ra, doanh nghiệp bạn không cần phải lo lắng điều gì bởi đội ngũ kỹ thuật của đơn vị cung cấp sẽ đảm bảo ổn định của hệ thống cơ sở dữ liệu trong xuyên suốt quá trình vận hành.

Lưu trữ Website

Việc lưu trữ Website luôn là vấn đề quan trọng và thực sự cần thiết khi hệ thống của doanh nghiệp không đủ để đáp ứng được sự tăng trưởng liên tục của doanh nghiệp. Áp dụng công nghệ điện toán đám mây để giải quyết ổn thỏa mọi vấn đề lưu trữ website.

Ngoài ra, doanh nghiệp chỉ cần thanh toán theo nhu cầu thực tế sử dụng dịch vụ lưu trữ nhưng vẫn luôn đảm bảo hệ thống an ninh được bảo vệ xuyên suốt và trọn vẹn. 

Sao lưu, khôi phục dữ liệu

Sao lưu nguồn dữ liệu trong quá trình hoạt động rất quan trọng bởi khi có sự cố xảy ra, người dùng vẫn có thể tự động khôi phục lại dữ liệu nhanh chóng. 

Trước khi xuất hiện điện toán mây thì mỗi cá nhân hay doanh nghiệp đều phải sao lưu thủ công. Tuy nhiên khi ứng dụng công nghệ này thì tất cả mọi dữ liệu đều được sao lưu tự động 100% để đảm bảo tiện lợi ở mức tối đa trong suốt quá trình sử dụng. Bạn sẽ không bao giờ phải lo mất dữ liệu khi quên ấn save. 

Ứng dụng kiểm soát, quản lý doanh nghiệp

Khi đưa dữ liệu lên hệ thống đám mây, doanh nghiệp có thể kiểm soát và quản lý dữ liệu một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Hầu hết các nền tảng chuyên phân tích đều sử dụng hình thức này và chúng có khả năng xử lý dữ liệu có cấu trúc hoặc không một cách trọn vẹn.

Lưu trữ và chia sẻ dữ liệu

Dễ dàng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu chỉ cần kết nối Internet, người dùng có thể hoàn toàn sao lưu và truy xuất ở khắp mọi nơi và mọi thời điểm họ cần. Những ứng dụng công nghệ điện toán đám mây được sử dụng phổ biến tính đến nay là: Google Drive, One Drive, Dropbox,…

Dedicated server là gì? Phân biệt máy chủ chuyên dụng và Cloud server

CGV Cloud Server – công nghệ ảo hóa điện toán đám mây mới nhất

CGV Cloud Server là dịch vụ cung cấp hệ thống máy chủ ảo an toàn, đáng tin cậy được thiết kế tập trung cho khả năng mở rộng. Việc ảo hóa mạnh mẽ trên cụm máy chủ vật lý giúp hệ thống của doanh nghiệp hoạt động ổn định, mức độ sẵn sàng cao không bị tắc nghẽn khi có lượng truy cập lớn. Máy chủ cloud với lượng tài nguyên dự phòng lớn cho phép doanh nghiệp mở rộng hệ thống gần như là ngay lập tức bất cứ khi nào có nhu cầu. Lúc này doanh nghiệp không cần tốn thời gian và chi phí để mua thiết bị mở rộng hay thay thế lo ngại việc gián đoạn dịch vụ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

CGV Cloud Server – công nghệ ảo hóa điện toán đám mây mới nhất

CGV Cloud Server giúp khách hàng yên tâm làm việc với nền tảng đám mây bảo mật cùng khả năng xử lý vượt trội và ưu Việt hơn VPS hay Shared Hosting thông thường: 

  • Tự động mở rộng instance theo khối lượng công việc, mở rộng không giới hạn cấu hình. 
  • Hoạt động Realtime cam kết ổn định với thời gian sẵn sàng trên hệ thống lên đến 99,99%.
  • An toàn và bảo mật tuyệt đối với hệ thống tường lửa Firewall nâng cấp từ các hãng bảo mật lớn
  • Tính năng load balancing cho phép triển khai phân bổ hệ thống, nâng cao hiệu suất và tính sẵn sàng cùng khả năng mở rộng của hệ thống.

Tổng đài Cloud – Giải pháp nghe gọi cho doanh nghiệp

Trên đây là những ứng dụng công nghệ điện toán đám mây vào doanh nghiệp cũng như giới thiệu về dịch vụ CGV Cloud Server đáng tin cậy cho các doanh nghiệp đang cần lưu trữ khối lượng dữ liệu lớn. Nếu đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ lưu trữ bằng công nghệ điện toán đám mây đừng ngần ngại hãy gọi cho nhân viên tư vấn của CGV telecom để được giải đáp chi tiết nhất nhé. 

Đánh giá post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

1900 9191