On Premises là gì? Doanh nghiệp nên lựa chọn On Premises hay Cloud

Khái niệm On Premises là gì chắc hẳn vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên với các doanh nghiệp đang muốn tìm kiếm nền tảng công nghệ phù hợp thì chắc hẳn On premises (phần mềm lưu trữ dữ liệu tại chỗ) và Cloud (Phần mềm điện toán đám mây) là hai khái niệm đã từng nghe đến. Thế nhưng việc lựa chọn một nền tảng phù hợp chưa bao giờ là dễ dàng, vì On premises và Cloud đều có những ưu nhược điểm riêng phù hợp với từng nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp. 

Nếu bạn cũng đang gặp phải vấn đề trong việc tìm hiểu On Premises là gì và cách để lựa chọn phần mềm cho doanh nghiệp hiệu quả, thì ngay bây giờ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời đúng đắn nhất.

On Premises là gì?

On Premises là một phương thức triển khai phần mềm, trong đó các chương trình máy tính được cài đặt tại cơ sở hạ tầng của khách hàng thay vì lưu trữ ở một máy chủ bất kỳ qua Internet như Cloud Server.

On Premises đảm bảo sự tin cậy và bảo mật cao, cho phép doanh nghiệp quyền kiểm soát sâu vào hệ thống mà các hệ thống Cloud không thể làm được.

On premises là gì?

Định nghĩa On Premises là gì?

On Premises được đặt và vận hành trong trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp. Do đó, nó sử dụng luôn phần cứng điện toán của doanh nghiệp chứ không sử dụng dịch vụ đám mây của nhà cung cấp.

Mỗi máy chủ và máy tính trong hệ thống On premises đều phải có giấy phép riêng cho phần mềm theo dạng mua một lần hoặc sử dụng lâu dài, sau đó nhà cung cấp phần mềm không còn liên quan cũng như chịu trách nhiệm bảo mật và quản lý thông tin cho phần mềm của doanh nghiệp mà chỉ còn dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng. 

>>> Xem thêm: Call Center là gì?

Ưu điểm và hạn chế của On premises là gì?

Mỗi phương thức đều có những ưu điểm và hạn chế, On Premises cũng không ngoại lệ. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Ưu điểm

  • Chi phí đăng ký dài hạn thấp: bạn chỉ cần phải trả phí sở hữu một lần duy nhất khi sử dụng phần mềm kiểu On premises. Do đó nếu xét về lâu dài thì khoản chi phí này khá hợp lý. 
  • Toàn quyền truy cập: Người dùng được toàn quyền truy cập, quản lý cũng như kiểm soát nguồn tài nguyên. Đặc điểm này rất hữu ích đối với các doanh nghiệp chú trọng vào quyền riêng tư và bảo mật thông tin cao.
  • Chính sách và thủ tục bảo mật chặt chẽ: On Premises hỗ trợ doanh nghiệp quản lý và bảo mật thông tin tối đa. Các doanh nghiệp có thể lưu trữ trong trung tâm dữ liệu riêng và không phải chịu bất kỳ ảnh hương nào từ bên thứ 3.
  • Tính độc lập cao: Doanh nghiệp không cần Internet mà vẫn có thể truy cập vào phần mềm. Tính năng này thật sự lý tưởng ở những nơi làm việc không có Internet hoặc Internet không an toàn. Đặc biệt, người dùng không phải lo về tốc độ đường truyền Internet khi truy cập vào hệ thống.

Hạn chế

  • Chi phí đầu tư phần cứng và cơ sở hạ tầng lớn: phương thức này có khoản chi phí cho máy chủ, không gian, mức tiêu thụ điện năng và những thiết bị khác khá cao.
  • Đòi hỏi đội ngũ chuyên nghiệp: với mô hình On premises, doanh nghiệp buộc phải có đội ngũ IT chuyên nghiệp nhằm vận hành hệ thống và kiểm soát chính sách bảo mật do doanh nghiệp tự thiết lập.
  • Truy cập từ xa khó khăn: On Premise bản chất là đặt phần mềm tại chỗ nên doanh nghiệp chỉ có thể truy cập dữ liệu tại văn phòng hoặc khu vực lân cận. Để truy cập từ xa vào hệ thống, doanh nghiệp phải trải qua các thiết lập phức tạp và tốn kém.
  • Phát sinh nhiều chi phí: Trong quá trình vận hành, có thể bạn phải trả nhiều chi phí phát sinh khác như phí cập nhật, điều chỉnh phần mềm để hệ thống được cải tiến thêm chức năng và hoạt động ổn định.

so sánh On premise và cloud

Sự khác nhau giữa On Cloud và On Premises là gì?

So sánh việc sử dụng On premises và Cloud trong doanh nghiệp

Điểm qua một số tiêu chí để so sánh một cách rõ nét nhất giữa hai khái niệm On Premises và Cloud nhé.

Tiêu chí On Premises Cloud
Triển khai Tài nguyên được triển khai ngay trong cơ sở hạ tầng IT của doanh nghiệp. Mọi giải pháp và hoạt động bảo trì, vận hành đều do doanh nghiệp tự thực hiện Triển khai trên đám mây công cộng (public cloud), mọi tài nguyên đều được đặt trong hệ thống của nhà cung cấp.
Giá thành Chi phí đầu tư  ban đầu cao hơn nhiều so với đám mây do cơ sở hạ tầng phức tạp, cùng với chi phí bảo  trì và vận hành thường niên Chỉ cần trả tiền cho tài nguyên doanh nghiệp mình sử dụng, không cần vốn đầu tư ban đầu.
Khả năng kiểm soát & quản lý Toàn quyền trong việc kiểm soát và quản lý hệ thống, chủ động điều chỉnh hệ thống nhưng cần nhân sự chuyên trách Phụ thuộc vào server của nhà cung cấp, bị động khi cần xử lý sự cố, tuy nhiên không cần nhiều kỹ sư IT.
Bảo mật Bảo mật tốt hơn cho doanh  nghiệp ở lĩnh vực đặc thù như ngân hàng, bảo hiểm, tài chính,… Tính bảo mật không cao bằng do vận hành qua Internet  và sử dụng hạ tầng bên thứ 3

Nên lựa chọn On premises hay Cloud cho Call Center tại doanh nghiệp

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật hiện đại,  hệ thống tổng đài IP ngày càng được ưa chuộng vì tính linh hoạt cũng như khả năng dễ dàng tích hợp các phần mềm của doanh nghiệp như CRM, ERP,…

Về phương án đầu tư, 2  giải pháp này luôn tồn tại song song để doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án phù hợp với nhu cầu, đó là giải pháp On Premises và Cloud, vậy phương  án nào tối ưu nhất cho doanh nghiệp?

Tùy vào khả năng đầu tư của doanh nghiệp, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ  thông tin, quản lý dữ liệu, chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp có thể chọn ra  giải pháp phù hợp.

doanh nghiệp nên sử dụng on premises hay cloud

Hiểu rõ Cloud và On Premises là gì, hãy cùng lựa chọn giải pháp cho doanh nghiệp

Với các doanh nghiệp Startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có IT quản trị và xây dựng hệ thống dữ liệu riêng thì giải pháp Cloud là lựa chọn phù hợp để tiết kiệm chi phí duy trì, vận hành và nâng cấp hệ thống.

Tuy  nhiên giải pháp Cloud vận hành dựa trên nền tảng Internet nên tốc độ đường truyền rất quan trọng vì tốc độ mạng không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc gọi, đây là điều doanh nghiệp nên cân  nhắc khi sử dụng giải pháp Cloud. Bên cạnh đó bảo mật  thông  tin cũng  là một trong những vấn đề quan trọng khi chọn lựa nhà cung cấp dịch vụ Cloud. Nhà cung cấp dịch vụ phải cam kết được tiêu chí bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu (tránh mất dữ liệu) trong quá trình sử dụng.

Đối với các doanh nghiệp lớn, có đầy đủ cơ sở hạ tầng và chính sách bảo mật riêng, sẽ có xu hướng đầu tư những hệ thống On premises, vì đa phần những doanh  nghiệp này đều xây dựng Data Center riêng nên sẽ có yêu cầu bảo mật dữ liệu nghiêm ngặt như các ngành bảo hiểm, tài chính, ngân hàng,… Tính về lâu dài chiến lược này sẽ tiết kiệm chi phí hơn.

CGV telecom hiện đang là đơn  vị cung cấp giải pháp tổng đài liên lạc được hơn 700 doanh nghiệp tin dùng.

CGV telecom cung cấp các giải pháp tổng đài hoạt động trên nền tảng đám mây được sử dụng dễ dàng với Internet. Toàn bộ tính năng của tổng đài được quản  trị trực  tuyến như tự động phân bổ cuộc gọi, định tuyến cuộc gọi theo, voicemail,..và nhiều tính năng khác. Tổng đài ảo của CGV telecom đảm bảo tính linh hoạt khi mở rộng hay thu hẹp tổng đài theo yêu cầu của khách hàng.

>>> Xem thêm: Dịch vụ tổng đài ảo Cloud Contact Center

Ngoài ra, CGV telecom còn cung cấp các giải pháp triển khai theo hình thức On premises (triển khai hạ tầng cho khách hàng) với các thiết bị mới và hiện đại nhất để phục vụ các khách hàng lớn với những yêu cầu hệ thống khắt khe hơn

Nếu bạn còn thắc mắc về phương thức On Premises là gì hay chưa lựa chọn được phương thức On premises hay Cloud cho doanh nghiệp mình, hãy liên hệ với CGV telecom để được giải đáp sớm nhất nhé!.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG CGV

– Trụ sở chính: Tầng 10, tòa nhà Sudico, Đường Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

– Chi nhánh T.p Hồ Chí Minh: 36-38A Trần Văn Dư, Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh

– Hotline: 0398 506 666

– Email: info@cgvtelecom.vn

5/5 - (1 vote)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

1900 9191