Thư mục
Trong thời buổi công nghệ 4.0 đang bùng nổ như hiện nay, việc lưu trữ dữ liệu ngày càng thuận tiện. Bạn có thể dễ dàng lưu trữ thông tin của mình trên các nền tảng số để phục vụ nhu cầu học tập, công việc, giải trí,…Vậy lưu trữ dữ liệu là gì? Tầm quan trọng của các giải pháp lưu trữ dữ liệu ra sao?
Tùy vào sở thích và nhu cầu mà mỗi người có thể chọn ra những cách lưu trữ dữ liệu khác nhau sao cho hiệu quả nhất. Cùng CGV telecom khám phá ngay những kiến thức về phương pháp lưu trữ và những giải pháp lưu trữ vĩnh viễn đơn giản tiện lợi qua bài viết sau nhé.
Khái niệm lưu trữ dữ liệu là gì?
Lưu trữ dữ liệu (hay còn gọi là Data Storage) là quá trình ghi lại thông tin (hay dữ liệu) trong một hoặc nhiều phương tiện lưu trữ nào đó. Hình thức lưu trữ điện tử cần năng lượng điện tử để lưu trữ và truy xuất dữ liệu. Chúng ta có thể thực hiện lưu trữ bằng nhiều hình thức khác nhau trên nhiều phương tiện khác nhau.
Một số phương tiện lưu trữ từ thời chưa phát triển công nghệ số như đĩa than, chữ viết tay, RNA, DNA, đĩa quang, bằng từ,…cho đến các dữ liệu được lưu trong phương tiện kỹ thuật số thì được gọi là dữ liệu kỹ thuật số. Các tài liệu điện tử có nhiều ưu điểm vượt trội và tiết kiệm được không gian lưu trữ so với hình thức lưu trữ tài liệu giấy.
Lưu trữ dữ liệu là gì?
Các công cụ lưu trữ dữ liệu
Để lưu trữ dữ liệu, thông tin ở bất cứ hình thức nào thì người dùng cũng cần phải có công cụ lưu trữ. Thiết bị lưu trữ dữ liệu gồm hai loại chính là lưu trữ vật lý trực tiếp và lưu trữ trực tuyến trên mạng.
Thiết bị lưu trữ trực tiếp là Direct Attached Storage (DAS). Bộ nhớ này được kết nối với máy tính đang truy cập vào nó. DAS cũng có thể cấp các dịch vụ sao lưu cục bộ khá tốt, nhưng việc chia sẻ dữ liệu có phần hạn chế. Thiết bị DAS bao gồm đĩa mềm, đĩa quang – đĩa compact CD – đĩa video DVD – ổ cứng (HDD), ổ đĩa flash và ổ đĩa rắn (SSD).
Lưu trữ trực tuyến trên mạng cho phép nhiều máy tính truy cập đồng thời qua Internet, điều này giúp chia sẻ dữ liệu dễ dàng hơn. Khả năng lưu trữ ngoài trang web cũng là lợi thế phù hợp với việc sao lưu và bảo vệ dữ liệu. Hai thiết lập lưu trữ dữ liệu trực tuyến phổ biến là Network Attached Storage – NAS (lưu trữ gắn vào mạng) và Storage Area Network – SAN (mạng lưu trữ vùng).
NAS thường là thiết bị duy nhất được tạo thành từ bộ chứa lưu trữ của mảng dự phòng các đĩa độc lập (RAID). Lưu trữ SAN là mạng gồm nhiều thiết bị ở nhiều loại khác nhau gồm SSD và lưu trữ flash, lưu trữ hỗn hợp, đám mây, phần mềm và các thiết bị sao lưu.
Yandex.Disk là gì? Cách cài đặt phần mềm lưu trữ
Các phương pháp lưu trữ dữ liệu là gì?
Việc xác định giải pháp lưu trữ dữ liệu nào tốt nhất cho doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu của tổ chức đó. Trên thực tế, không có giải pháp nào hoàn hảo cho mọi doanh nghiệp, mà bạn cần tìm được giải pháp thích hợp nhất với doanh nghiệp mình.
Ví dụ: một doanh nghiệp bán hàng nhỏ lẻ với lượng khách ít thường sẽ không có yêu cầu lưu trữ lớn như một doanh nghiệp lớn hay tập đoàn đa quốc gia. Chính vì thế, việc kiểm soát thông tin nhận dạng cùng hàng triệu người là không cần thiết. Doanh nghiệp nhỏ cần chọn gói lưu trữ phù hợp với hoạt động kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí và tối ưu hiệu quả.
Bạn có thể lựa chọn những phương pháp lưu trữ sau tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp:
SSD và bộ nhớ flash
Lưu trữ flash là công nghệ sử dụng chip nhớ để ghi thông tin và lưu trữ. Ổ đĩa flash có dạng rắn (gọi là SSD) lưu trữ thông tin bằng bộ nhớ flash. SSD không có bộ phận chuyển động nên độ trễ ít hơn. Hầu hết các ổ SSD hiện đại đều dựa trên lưu trữ flash
Bộ nhớ hỗn hợp
SSD và flash cung cấp dung lượng cao hơn HDD, nhưng giá thành cao hơn. Nhiều tổ chức áp dụng cách lưu trữ hỗn hợp và kết nối tốc độ của bộ nhớ flash với dung lượng lưu trữ ổ cứng. Nó cung cấp giải pháp để chuyển đổi từ ổ cứng truyền thống mà không cần sử dụng hoàn toàn bộ nhớ flash, điều này giúp tiết kiệm chi phí hơn khá nhiều.
Những phương pháp giúp lưu trữ dữ liệu là gì?
Lưu trữ đám mây
Đây là giải pháp thay thế hiệu quả về mặt chi phí, có thể mở rộng lưu trữ tệp vào ổ cứng hoặc mạng lưu trữ tại chỗ. Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây cho phép bạn lưu dữ liệu và tập ở máy chủ trên môi trường mạng. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ chịu trách nhiệm lưu trữ, quản lý, duy trì bảo mật của máy chủ và thiết bị liên quan. Đồng thời, họ đảm bảo bạn có quyền truy cập dữ liệu bất cứ khi nào bạn cần.
Lưu trữ đám mây kết hợp
Là hình thức lưu trữ kết hợp yếu tố đám mây công cộng và riêng tư. Doanh nghiệp có thể tùy chọn đám mây thích hợp để lưu trữ dữ liệu. Chẳng hạn những dữ liệu mật quan trọng cần được quản lý chặt chẽ cùng các yêu cầu nghiêm ngặt về sao lưu thì phù hợp hơn với đám mây riêng tư. Trong khi đó những dữ liệu ít nhạy cảm hơn có thể lưu trữ ở ngoài đám mây công cộng.
Phần mềm sao lưu (backup)
Bộ nhớ dự phòng giúp bảo vệ thông tin của bạn và phòng tránh rủi ro mất dữ liệu khỏi nhưng yếu tố khách quan hay bị hack,…Bạn có thể tự tạo các bản sao lưu định kỳ qua thiết bị thứ cấp, riêng biệt và sau đó sử dụng bản sao đó để phục hồi nếu chẳng may bị mất dữ liệu gốc. Các thiết bị sao lưu như HDD và SSD đến máy chủ và sao lưu dưới dạng dịch vụ (BaaS)
Top 5 ứng dụng công nghệ điện toán đám mây phổ biến
Top 7 giải pháp lưu trữ dữ liệu đám mây hiệu quả nhất
Hiện nay có nhiều giải pháp lưu trữ dữ liệu đám mây khác nhau, giúp doanh nghiệp giải quyết được bài toán lưu trữ và đảm bảo an toàn dữ liệu trên môi trường mạng. Vậy những giải pháp lưu trữ dữ liệu là gì giúp đem lại hiệu quả cao nhất.
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã giúp nhiều doanh nghiệp có bước chuyển dịch cùng với việc tối ưu hệ thống dữ liệu an toàn và hiệu quả. Trong đó, dịch vụ lưu trữ đám mây đang trở thành xu thế rất được đón nhận. Có thể kể đến các giải pháp lưu trữ: Google Drive, Dropbox, OneDrive, AWS… Đặc biệt ở Việt Nam có dịch vụ Fshare cũng rất phổ biến.
Việc lựa chọn dịch vụ lưu trữ bằng công nghệ điện toán đám mây là giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp trong thời đại công nghệ chuyển đổi số. Dưới đây là 7 dịch vụ được đánh giá là giải pháp lưu trữ đám mây hiệu quả được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất.
Google Drive – Dịch vụ lưu trữ đám mây dung lượng lớn
Google Drive là một trong những giải pháp lưu trữ được nhiều người sử dụng nhất bởi cách dùng vô cùng đơn giản và tiện lợi. Người dùng có thể truy cập dữ liệu từ máy tính, điện thoại thông minh có kết nối Internet. Vì những tiện ích này mà Google Drive trở thành dịch vụ lưu trữ được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng nhất.
Ưu điểm:
- Miễn phí toàn bộ 15GB bộ nhớ trực tuyến.
- Cho phép hoạt động khi không có kết nối mạng
- Lưu trữ an toàn và truy cập được trên mọi thiết bị
- Tốc độ download – upload trên Google Drive khá nhanh.
- Chia sẻ file dung lượng lớn nhanh chóng bằng cách gửi link đính kèm.
- Tạo bảng tính, bảng trình bày, tài liệu, khảo sát,…đơn giản và dễ dùng.
- Cho phép xem và khôi phục lịch sử chỉnh sửa một cách nhanh chóng và chính xác.
Nhược điểm:
- Giới hạn bộ nhớ lưu trữ miễn phí
- Giao diện đôi khi gây khó khăn với người dùng
Chi phi: Miễn phí (15GB đầu tiên) / 1,99 – 99,99 đô la mỗi tháng tùy dung lượng
Box – Dịch vụ lưu trữ dữ liệu đa năng
Box là dịch vụ lưu trữ đám mây nổi tiếng trên thế giới, giải pháp Box được tích hợp với các ứng dụng thứ ba gồm Asana, Facebook, IFTTT. Dịch vụ này được dùng trên máy tính với hệ điều hành windows, Mac và điện thoại di động hệ điều hành Android.
Ưu điểm:
- Miễn phí lưu trữ 10GB dung lượng
- Mức độ bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu cao
- Hỗ trợ truy cập hoặc mở tài liệu lưu trữ từ các ứng dụng thứ 3 khác.
- Cho phép chỉnh sửa file ngay khi ngoại tuyến
- Cho phép chia sẻ dữ liệu bằng liên kết.
Nhược điểm:
- Tài khoản miễn phí chỉ tải được tệp 250MB trở xuống
- Không có tính năng đặt mật khẩu cho file khi chia sẻ
- Giới hạn một số tính năng ở bản miễn phí.
Chi phí: Miễn phí (10GB đầu tiên) / 15 – 35 $ mỗi tháng cho bản doanh nghiệp.
Dropbox – Dịch vụ lưu trữ đám mây thịnh hành
Dropbox có nhiều tính năng nổi trội hơn so với các dịch vụ lưu trữ dữ liệu trên cơ sở đám mây khác. Bạn có thể tăng lưu lượng đến 16GB nếu giới thiệu liên kết dịch vụ này trên phương tiện truyền thông, hoặc chia sẻ link đăng ký cho bạn bè cũng tham gia bằng email giới thiệu.
Ưu điểm:
- Dropbox miễn phí 2GB dung lượng
- Tự động tải ảnh, video lên đám mây
- Hỗ trợ gửi tệp có kích thước lớn bằng liên kết, giới hạn <50GB
- Hỗ trợ Microsoft Office.
- Cho phép đồng bộ dữ liệu trên máy tính, điện thoại với Dropbox một cách bảo mật
Nhược điểm:
- Dung lượng miễn phí ít
- Tự động hủy tính năng chia sẻ nếu lưu lượng vượt 20GB/ngày
Chi phí: Miễn phí (2GB đầu tiên) – tính phí 9,99 – 20 đô la/ tháng.
OneDrive – Dịch vụ lưu trữ dữ liệu thuộc Microsoft
Đây là dịch vụ lưu trữ của hệ sinh thái Microsoft, được tích hợp sẵn trên máy tính sử dụng hệ điều hành Windows.
Người dùng có thể tự do xem, chỉnh sửa hoặc lưu trữ tài liệu nhanh chóng và an toàn trên mọi thiết bị. Thậm chí, OneDrive có cả phiên bản trên App Store dành cho Mac OS.
Ưu điểm:
- Miễn phí 5GB dung lượng dùng thử
- Dễ dàng mở và sao lưu dữ liệu
- Thông báo mọi điều chỉnh trên tài liệu chung.
- Tính năng gắn thẻ hỗ trợ tìm kiếm nhanh
- Cho phép dùng ngoại tuyến
- Hỗ trợ lưu trữ bản quét (scan) bằng điện thoại.
Nhược điểm:
- Dung lượng miễn phí ít (5GB)
- Phiên bản miễn phí không cho phép mã hóa dữ liệu
Chi phí: Miễn phí (5GB đầu tiên), trả phí 5 – 12,5 đô la / tháng cho phiên bản doanh nghiệp.
MEGA – Dịch vụ lưu trữ đám mây chuyên nghiệp
Mega là dịch vụ lưu trữ phổ biến bởi không gian lưu trữ lớn và tính năng sao lưu tự động.
Ưu điểm:
- Miễn phí 20GB dung lượng đầu tiên.
- Sao lưu dữ liệu tự động.
- Chia sẻ và quản lý dữ liệu an toàn và nhanh chóng.
- Hỗ trợ truy cập ngoại tuyến
- Xác minh 2 lớp nhằm bảo mật dữ liệu cao.
- Giao diện thân thiện với người dùng.
Nhược điểm:
- Tốc độ xử lý dữ liệu chậm.
- Giới hạn tải 1GB dữ liệu và mỗi lần tải cách nhau 6 giờ.
Chi phí: Miễn phí (20GB đầu tiên) / Trả phí 5 – 30 Euro mỗi tháng.
Lưu trữ dữ liệu trên Amazon Drive
Amazon Drive hỗ trợ phiên bản app trên các nền tảng di động và Desktop. Người dùng có Amazon Prime sở hữu 5GB dung lượng miễn phí. Dùng để sao chép và lưu trữ nhiều loại file như ảnh, video không giới hạn. Đồng thời có khoảng 60$ mỗi năm, người dùng có thể nâng cấp bộ nhớ không giới hạn.
Nếu không có Amazon Prime, bạn sẽ cần chi trả 12$ mỗi năm cho 5GB dung lượng sao lưu và lưu trữ ảnh thỏa sức.
CGV Cloud Server – Dịch vụ lưu trữ dữ liệu tối ưu nhất
Cuối cùng chúng ta sẽ nhắc đến một dịch vụ được người dùng tin tưởng tại Việt Nam chính là CGV Cloud Server do CGV telecom tích hợp phần mềm trên website dễ sử dụng và quản trị phát triển. CGV Cloud Server giúp khách hàng yên tâm tập trung vào hoạt động kinh doanh với giải pháp lưu trữ đám mây có khả năng xử lý vượt trội hơn so với VPS hay Shared Hosting thông thường.
Ưu điểm nổi bật:
- Tự động mở rộng instance theo khối lượng công việc, khởi tạo dịch vụ nhanh, mở rộng cấu hình không giới hạn.
- Hoạt động ổn định với thời gian hệ thống sẵn sàng đến 99.99%
- Tích hợp hệ thống tường lửa với nhiều lựa chọn Firewall được nâng cấp thường xuyên
- Tích hợp load balancing của máy chủ ảo cho phép chia tải hệ thống, nâng cao hiệu suất và tính sẵn sàng mở rộng của hệ thống.
Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp tốt nhất (2023)
Từ những thông tin trên chúng ta đã biết được lưu trữ dữ liệu là gì cũng như các giải pháp cho phép lưu trữ thông tin một cách hiệu quả và an toàn nhất. Thêm vào đó là những dịch vụ lưu trữ phổ biến được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp lưu trữ dữ liệu cho cá nhân hoặc doanh nghiệp mình hãy liên hệ với CGV telecom để được hỗ trợ thêm nhé. CGV Cloud Server không giới hạn số lượng website bạn có thể host, bạn hoàn toàn có thể thêm bao nhiêu trang web tùy thích miễn tài nguyên bạn có đủ. Nếu bạn cần hơn, CGV telecom sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn.