Thư mục
- 1 Lưu trữ dữ liệu là gì?
- 2 Ưu điểm của việc sử dụng giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp
- 3 Các giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp hiện nay
- 4 Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp: Nên tự triển khai hay thuê bên ngoài?
- 5 CGV Telecom – Nhà cung cấp giải pháp lưu trữ dữ liệu trên server toàn diện
Nhu cầu về lưu trữ và bảo mật dữ liệu ngày càng tăng cao nên các giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp cũng được phát triển để đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.
Ngày nay có rất nhiều các phương pháp tổ chức lưu trữ dữ liệu như lưu tại ổ cứng, tại máy chủ hoặc hệ thống đám mây. Để biết được dữ liệu của mình phù hợp để lưu trữ bằng giải pháp nào, bạn nên nắm được ưu nhược điểm của từng giải pháp backup dữ liệu cho doanh nghiệp. Điều này sẽ được CGV telecom giải đáp ngay sau đây.
Lưu trữ dữ liệu là gì?
Lưu trữ dữ liệu (trong tiếng anh là Data Storage) là việc lưu trữ (hay ghi lại) thông tin (dữ liệu) trong phương tiện lưu trữ nào đó. Hình thức lưu trữ điện tử cần có năng lượng điện tử để lưu trữ và truy xuất dữ liệu. Chúng ta có thể lưu trữ thông tin bằng nhiều hình thức và phương tiện khác nhau.
Lưu trữ dữ liệu trên server là gì?
Các phương tiện lưu trữ là đĩa than, chữ viết tay, DNA, RNA, băng từ, đĩa quang,… Các dữ liệu được lưu ở phương tiện kỹ thuật số thì được gọi là dữ liệu kỹ thuật số. Các tài liệu điện tử có nhiều ưu điểm cũng như tiết kiệm không gian lưu trữ tốt hơn so với tài liệu giấy.
>>> Xem thêm: Máy chủ đám mây là gì?
Ưu điểm của việc sử dụng giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp
Việc sử dụng giải pháp lưu trữ dữ liệu đúng cách thể hiện được ưu điểm với doanh nghiệp như sau:
Tốc độ
Trong môi trường kinh doanh với nhịp độ phát triển chóng mặt như ngày nay thì thông tin phải luôn được sẵn sàng để truy xuất và tải xuống bất kỳ lúc nào. Các thiết bị lưu trữ gắn liền với mạng (NAS), thường cung cấp những tùy chọn tốt nhất để truyền dữ liệu nhanh chóng.
Bảo mật
Các cách lưu trữ an toàn giúp dữ liệu của bạn được bảo vệ khỏi những truy cập trái phép. Đặc biệt, các giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp từ những đơn vị uy tín thường có đội ngũ chuyên nghiệp giúp bảo mật tối đa dữ liệu của bạn. Để truy cập dữ liệu bạn cần có tài khoản đăng nhập. Nhờ đó bạn có thể an tâm về mức độ an toàn của dữ liệu.
Tiết kiệm, truyền dữ liệu dễ dàng
Trong nhiều trường hợp bạn có thể lưu trữ miễn phí trên các nền tảng trực tuyến. Đồng thời, bạn có thể di chuyển dữ liệu nhanh chóng tiện lợi cả khối lượng lớn dữ liệu chỉ vào cú Click chuột. Thiết bị lưu trữ có thể dễ dàng vận chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác một cách linh hoạt. Ví dụ, đoàn làm phim sử dụng giải pháp di động để lưu trữ tạm thời cảnh quay trong buổi quay khi ở xa trung tâm sản xuất, quay dựng.
Lưu trữ hiệu quả, lâu dài.
Các nền tảng lưu trữ trực tuyến cho phép lưu trữ thông tin trong thời gian dài mà không lo hư hỏng, thất thoát như lưu trữ tài liệu giấy truyền thống. Bạn có thể tích lũy khối lượng dữ liệu lớn với các tính năng giúp bạn tổ chức dữ liệu hiệu quả, giảm số lượng dữ liệu trùng lặp và tối ưu hóa tài nguyên hệ thống.
Điều khiển từ xa
Dịch vụ lưu trữ thông tin trực tuyến cho phép người quản lý điều khiển từ xa dễ dàng. Nhờ đó bạn có thể giải quyết công việc và trao đổi thông tin tiện lợi hơn ở bất cứ nơi nào, chỉ cần có thiết bị kết nối Internet.
Tùy chỉnh tính năng
Bạn có thể tự do sửa đổi các tính năng để phù hợp với nhu cầu sử dụng như: dung lượng lưu trữ, cấu hình, môi trường mạng, cổng kết nối,… Qua đó bạn có thể tối ưu hóa hoàn toàn giải pháp lưu trữ của mình.
Mở rộng dễ dàng
Khi sử dụng công nghệ lưu trữ dữ liệu trên server cho doanh nghiệp, bạn có thể mở rộng dung lượng sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Doanh nghiệp nên lựa chọn On Premises hay Cloud
Các giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp hiện nay
DAS – Giải pháp lưu trữ dữ liệu truyền thống
DAS là viết tắt của Direct attached storage – lưu trữ dữ liệu trên thiết bị gắn trực tiếp là giải pháp lưu trữ dữ liệu theo phương pháp truyền thống. Khi sử dụng cơ chế DAS yêu cầu mỗi máy chủ cần hệ thống lưu trữ và phần mềm quản lý riêng.
DAS có ưu điểm là chi phí thấp, dễ lắp đặt, năng suất ổn định nhưng khả năng mở rộng bị hạn chế. Do đó giải pháp lưu trữ DAS phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, ít tài liệu lưu trữ.
DAS được thiết kế để tối ưu với một máy chủ nên khi dữ liệu tăng cao buộc phải tăng số lượng máy chủ và tạo nên vùng dữ liệu phân tán. Khi đó doanh nghiệp cần quản lý và sắp xếp lại dữ liệu trên server dẫn đến việc tăng chi phí tổng thể và bất tiện khi sao lưu, bảo mật và truy cập vào dữ liệu.
NAS – Giải pháp lưu trữ dữ liệu tiện dụng
NAS (Network Attached Storage) – lưu trữ dữ liệu trên thiết bị kết nối mạng LAN sử dụng thiết bị lưu trữ kết nối với hệ thống thông qua mạng LAN tổng. Các thiết bị thuộc NAS đều có địa chỉ IP cố định và chịu sự điều khiển của máy chủ. Trong một số trường hợp có thể truy cập NAS mà không cần máy chủ cấp quyền. Khi bạn có đa máy chủ thì việc thao tác dữ liệu được thực hiện tập trung thống nhất.
Ưu điểm của NAS là dễ dàng mở rộng bằng việc bổ sung thiết bị lưu trữ. NAS cũng có khả năng chống lại những sự cố trên mạng, luôn sẵn sàng để người dùng có thể truy cập dữ liệu nhanh chóng.
Nhược điểm của giải pháp backup dữ liệu cho doanh nghiệp NAS là việc sử dụng mạng LAN khiến hiệu năng của hệ thống ảnh hưởng khi quy mô lưu trữ tăng và biên độ sử dụng thường xuyên. Ngoài ra trong môi trường có hệ cơ sở dữ liệu dạng block thì NAS lưu trữ dạng file lại không phải là giải pháp lưu trữ phù hợp cho doanh nghiệp
SAN – Giải pháp lưu trữ dữ liệu hiện đại
SAN hay Storage Area Network là giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp trên hệ thống mạng độc lập. Giải pháp này cho phép truyền dữ liệu giữa các máy chủ và thiết bị tham gia lưu trữ. SAN quản lý tập trung và có khả năng chia sẻ dữ liệu cũng như tài nguyên lưu trữ. Mạng SAN dùng công nghệ cáp quang nên người dùng dễ dàng mở rộng quy mô mà vẫn đảm bảo hiệu năng và tính sẵn sàng cao.
SAN được sử dụng ở hai mức là vật lý và mức logic:
- Mức vật lý: xây dựng hệ thống lưu trữ đồng nhất bằng cách liên kết các thành phần mạng để sử dụng đồng thời và chạy các ứng dụng.
- Mức Logic: Các dịch vụ, tính năng và công cụ được xây dựng trên nền tảng các thiết bị ở mức vật lý.
SAN được xem là giải pháp lưu trữ cho doanh nghiệp tối ưu nhất hiện nay. Vì sử dụng mạng độc lập nên quy mô cũng như cường độ lưu trữ không bị ảnh hưởng bởi những thiết bị trong hệ thống và dung lượng mạng. Dữ liệu trong SAN luôn luôn sẵn sàng truy suất mọi lúc. Đồng thời SAN có thể được mở rộng dễ dàng nhanh chóng dung lượng và số lượng thiết bị.
SAN có mức độ bảo mật cao và có thể tự khôi phục dữ liệu khi xảy ra sự cố. Ngoài ra, hệ thống còn hỗ trợ nhiều giao thức, các chuẩn lưu trữ khác như: iSCSI, FCIP,…
Nhược điểm duy nhất của SAN là có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn hẳn so với DAS và NAS.
Cloud storage – Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho tương lai
Cloud Storage – Giải pháp lưu trữ đám mây mới chỉ xuất hiện vào những năm gần đây nhưng đã nhanh chóng trở thành giải pháp hàng đầu bởi tính năng ưu Việt của nó. Cloud Storage bản chất là các Data Center lưu trữ từ xa qua mạng internet, cung cấp khả năng bảo mật cao nhất.
Ngoài khả năng bảo mật ra, ưu điểm của Cloud Storage cho phép chia sẻ dữ liệu có dung lượng lớn cho khách hàng mà không cần bước trung gian nào. Người dùng có thể truy cập hệ thống ở bất cứ nơi nào.
Tuy nhiên, do khoảng cách địa lý người dùng không thể truy cập Cloud Storage nếu không có mạng Internet. Đây là nhược điểm lớn nhất của giải pháp này. Ngoài ra, Cloud Storage yêu cầu đóng phí định kỳ phần nào gây bất tiện cho doanh nghiệp.
Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp: Nên tự triển khai hay thuê bên ngoài?
Đối với giải pháp lưu trữ dữ liệu, doanh nghiệp có 2 sự lựa chọn đó là: tự triển khai hoặc thuê ngoài. Nếu xác định đầu từ Server riêng, doanh nghiệp không chỉ tốn một phần ngân sách lớn cho việc thiết lập hệ thống mà còn phải tính đến chi phí bảo trì bảo dưỡng hàng tháng. Để hệ thống lưu trữ được vận hành trơn tru và tránh các sự cố xảy ra thì doanh nghiệp cần thuê đội ngũ IT có chuyên môn để quản trị và giám sát hệ thống.
Nếu tự triển khai giải pháp thì khi muốn mở rộng tài nguyên thì doanh nghiệp phải mua thêm các thiết bị phần cứng, tốn khá nhiều chi phí và thời gian cấu hình. Hơn nữa máy chủ có thể gặp sự cố khiến hệ thống bị ngưng trệ toàn bộ.
Giải pháp tối ưu hơn cho doanh nghiệp đó chính là sử dụng Cloud Server. Khi sử dụng Cloud Server thuê ngoài từ nhà cung cấp, doanh nghiệp không tốn thời gian cài đặt cũng như không cần bỏ ra số vốn lớn để đầu tư ban đầu.
CGV Telecom – Nhà cung cấp giải pháp lưu trữ dữ liệu trên server toàn diện
CGV telecom cung cấp giải pháp lưu trữ máy chủ đám mây cao cấp CGV Cloud Server với các ưu điểm vượt trội:
Cấu hình cao cấp
Giải pháp lưu trữ CGV Cloud Server sử dụng các thiết bị máy chủ dòng CPU Silver và Gold, bộ xử lý đồ họa (GPU) đáp ứng được nhiều loại ứng dụng với yêu cầu cao nhất như Database, SAP, AI/ML hay ERP.
Khả năng tương thích đa dạng
CGV Cloud Server – Giải pháp lưu trữ dữ liệu trên server cho doanh nghiệp có khả năng tương thích với tất cả các hệ điều hành Windows hay Linux.
Bảo mật tối đa
Dịch vụ tường lửa Firewall tích hợp nhiều giải pháp an toàn từ các nhà cung cấp lớn như Fortigate, Checkpoint,… bảo mật dữ liệu ở mức tối đa cho hệ thống.
Trên đây là đầy đủ thông tin về các giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp tốt nhất hiện nay để tham khảo. Để tìm được giải pháp lưu trữ phù hợp bạn cần xác định đúng nhu cầu và quy mô của doanh nghiệp. Cân nhắc kỹ càng ưu nhược điểm của từng giải pháp để có lựa chọn phù hợp nhất. Nhằm tránh những thay đổi không cần thiết của hệ thống lưu trữ bạn nên có một kế hoạch lưu trữ dữ liệu dài hạn. Nếu bạn cần lời khuyên từ các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, CGV telecom sẵn lòng giúp bạn bất kỳ khi nào bạn cần.
CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG CGV
– Trụ sở chính: Tầng 10, tòa nhà Sudico, Đường Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
– Chi nhánh T.p Hồ Chí Minh: 36-38A Trần Văn Dư, Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh
– Hotline: 0398 506 666
– Email: info@cgvtelecom.vn